Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Món ngon mỗi ngày - Cháo Trắng Bống Rim


Món ngon mỗi ngày - Cháo Trắng Bống Rim



Nồi cháo trắng chín nhừ trên bếp kế bên, sẵn tay cho vào thêm một ít tép bạc đã bóc vỏ. Nồi cháo mới ngon làm sao khi cắn một nửa con cá bống cứng săn trong răng...

 Nồi cháo trắng chín nhừ trên bếp kế bên, sẵn tay cho vào thêm một ít tép bạc đã bóc vỏ. Nồi cháo mới ngon làm sao khi cắn một nửa con cá bống cứng săn trong răng...
Cuối tháng 6 âm lịch, nước sông Hậu dần nhuốm đỏ. Đứng trên cầu Cái Răng (Cần Thơ) nhìn xuống, ta thấy một dải nước đỏ như tấm lụa đào giữa hai làn nước bạc lấp lánh trong nắng.
Phải thêm nhiều ngày, nhiều tuần nữa, mưa già hơn, con nước đỏ mới nhuộm hết cả mặt sông, mới tiến sâu vào các kinh, rạch xa xôi. Bấy giờ, người ta gọi một cách chính danh: mùa nước son - mùa cá bống trứng.
Mới đầu mùa, các chợ đã thấy bày bán khá nhiều cá bống trứng. Những con cá nhỏ bằng ngón tay út, bụng căng cứng trứng vàng hượm, nổi rõ dưới làn da nâu nhạt, mỏng tang. Không lệ thuộc thời vụ, không cần đợi lúc nông nhàn, hớt cá bống trứng chỉ đợi con nước son đổ về, và thường hớt về đêm.
Chỉ cần một ngọn đèn chong, một chiếc xuồng tam bản và một cái rổ xúc là người ta “khoèo” dầm tách bến, tiến về phía mấy giề lục bình trôi. Và, mặt rổ cắt xéo góc 45 độ so với mặt nước, phía dưới bộ rễ lục bình. Vục sâu rổ vào, lật ngang, nhanh tay giở lên khỏi mặt nước. Gạt lục bình ra. Những con cá bống trứng lẫn tép bạc nhảy xoi xói trong lòng rổ.
Nhưng, đầu mùa, lượng cá bống trứng chẳng mùi mẽ gì so với “chính vụ”. Đó là rằm tháng tám âm lịch. Dưới ánh trăng sáng vằng vặc của đêm Trung thu, thường là dưới những cơn mưa rỉ rả, cá bống trứng ở đâu không biết, quần tụ, bám đầy rễ các giề lục bình làm ổ đẻ.
Với duy nhất một đêm “chính vụ”, dòng kinh, con rạch như đêm hội hoa đăng. Đèn chong chấp chới, lập lòe trên sông nước. Những cái rổ khi giở lên, lúc lại “chém” xuống nước khiến đêm thôn quê xao động.
Về nhà. Đổ cá ra, hớt mang, đuôi, làm sạch vảy bằng cách chà mớ cá trong chiếc rổ tre. Rửa sạch, cho vào ơ, kho khô, chế chút mỡ, rắc tiêu xay. Nồi cháo trắng chín nhừ trên bếp kế bên, sẵn tay cho vào thêm một ít tép bạc đã bóc vỏ. Nồi cháo mới ngon làm sao khi cắn một nửa con cá bống cứng săn trong răng. Bao nhiêu sức lực hao phí vừa qua, cái lạnh của đêm mưa dầm nhanh chóng biến mất...
Ở Bến Tre còn có món cá bống trứng kho sả. Cá kho bằng ơ đất, chế nước cốt dừa đặc sánh, béo ngậy, ăn cùng bắp chuối đập và đọt lục bình.
http://vns360.vn/mon-an/v102888-xuyt-xoa-chao-trang-bong-rim-song-hau/

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Cùng vns360 làm món bò LAGU


vns360:MÓN NGON MỖI NGÀY - BÒ LAGU

Bò lagu nóng sốt ăn kèm với cơm hay bánh mỳ đều rất tuyệt nhất là vào ngày se lạnh.
Nguyên liệu:
- 450 gr thịt bò bắp hoặc nạm
- 1 củ hành khô
- 1 củ cà rốt
- 1 nhánh cần tây
- 15g nấm porcini (nếu có)
- 1 thanh quế
- 3 lá đinh hương
- Vài lá húng
- 3 tép tỏi to
- 1 thìa canh nước sốt cà chua
- 250ml/1 cốc rượu vang đỏ
- 400g cà chua
- 1 thìa canh mứt cam
- Rau mùi thái nhỏ
- Muối, tiêu
Cách làm:
Bước 1. Ngâm nấm vào 500ml nước ấm. Vớt ra để ráo, thái nhỏ.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 2. Băm nhỏ cà rốt, cần tây.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 3. Bóc vỏ, băm nhỏ hành.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 4. Bóc tỏi, băm nhỏ.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 5. Ướp thịt bò. Rửa sạch, để thịt bò ráo nước rồi ướp với muối, tiêu vừa ăn.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 6. Cho chảo lên bếp. Đổ vài giọt dầu ô liu. Bật bếp, cho miếng thịt bò lên, trở đều cho khô hai mặt. Khi hai mặt thịt đã chuyển màu nâu, chuyển thịt bò ra đĩa.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 7. Đổ nước nóng vào chảo.
Chèn hình ảnh nếu có
Bật bếp ở nhiệt độ trung bình. Cho thêm hành, cà rốt, cần tây, nấm, quế và đinh hương vào chảo. Đảo đều trong 5 – 10 phút.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 8. Cho vài nhánh húng và tỏi vào nấu thêm vài phút. Sau đó, đổ sốt cà chua vào. Đảo đều đến khi có một hỗn hợp quánh. Cho thêm thanh quế vào chảo.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 9. Đổ rượu vang vào chảo. Hạ nhiệt độ, đảo đều. Thêm nước sốt cà chua. Sau vài phút, đổ toàn bộ hỗn hợp đó vào một chiếc nồi lớn. Cho nồi lên bếp, đun lửa nhỏ trong 15 – 20 phút.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 10. Cho thịt bò vào nồi.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 11. Nêm thêm muối, tiêu, sốt cam…Rắc thêm rau mùi và lấy ra thưởng thức với bánh mỳ, khoai tây.
Chèn hình ảnh nếu có 
Chèn hình ảnh nếu có 
Chèn hình ảnh nếu có
Cho ra đĩa và thưởng thức

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Thực đơn hàng ngày cho bé - nha hang vns360



Món ngon cho bé

- Thực đơn mỗi ngày cho bé

Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, dinh dưỡng là đặc biệt quan trọng vì đây là giai đoạn cơ thể bé bắt đầu làm quen với từng loại khẩu vị hình thành nên sức đề kháng ban đầu. Vì thế việc bổ sung dinh dưỡng, cũng như thường xuyên đổi thực đơn cho bé là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng chú ý tới điều đó. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi hợp lý.

Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, dinh dưỡng là đặc biệt quan trọng vì đây là giai đoạn cơ thể bé bắt đầu làm quen 
với từng loại khẩu vị hình thành nên sức đề kháng ban đầu. Vì thế việc bổ sung dinh dưỡng, cũng như thường
 xuyên đổi thực đơn cho bé là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng chú ý tới điều đó. Hôm nay,
 chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi hợp lý.
Không phải bà mẹ nào cũng hiểu chính xác những vấn đề dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi. Có nhiều vấn đề các mẹ
 cho là hợp lý, nhưng thực ra đó lại là điều không nên. Dưới đây là những sai lầm thường gặp mà các mẹ nên tránh,
 nhằm nuôi dưỡng con khỏe mạnh hơn.
1. Cho bé uống sữa bò
Sữa bò tươi có chứa một lượng lớn protein, nguyên nhân gây cảm giác đầy bụng ở trẻ. Hơn nữa, dạ dày của trẻ
 cũng không thể tiêu hoá do thiếu enzim thẩm thấu.Ngoài ra, hàm lượng protein quá cao có thể làm tăng nguy
cơ mắc tiểu đường nếu trong gia đình có “tiền sử” mắc bệnh tiểu đường.Vậy nên tốt nhất là cho trẻ uống sữa
bò khi bé được 1 tuổi trở lên.
2. Chọn sai thời điểm cho bé ăn dặm:
Thật sai lầm khi cho bé ăn bổ sung quá sớm. Có bé mới 3-4 tháng tuổi đã tập ăn bột, ăn nước cháo dẫn đến
rối loạn tiêu hóa và hậu quả là suy dinh dưỡng Ngược lại, một số trẻ trên 6 tháng tuổi mà chưa được tập ăn
dặm cũng chậm tăng cân, vì sữa không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của trẻ.
3. Trộn bột với sữa:
Nhiều bà mẹ có thói quen trộn bột với sữa cho trẻ ăn, việc này là không nên. Nếu trộn thêm bột hay bất kỳ thực
phẩm nào khác vào sẽ làm thay đổi công thức tối ưu của sữa. Sữa đặc hơn sẽ làm trẻ dễ sình bụng, khó tiêu,
tăng "gánh nặng" cho thận, vì hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu.
Tốt nhất, mẹ chỉ nên pha sữa bột với nước sôi khoảng 60 độ C, theo đúng tỉ lệ ghi trong hướng dẫn sử dụng,
pha đặc hơn sẽ gây khó tiêu, pha loãng lại không đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
4. Cho trẻ ăn dặm không đúng:
Ăn quá ít hay quá nhiều đều không tốt như nhau. Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, các bà mẹ cần chú ý:
Cho bé ăn từ ít đến nhiều: Từ vài muỗng bột/ngày tăng dần đến 1/2 chén rồi đến 1 chén/ngày. Từ một lần
bột/ngày lúc bé 4-5 tháng tuổi đến 2 lần bột/ ngày lúc bé 6 – 7 tháng tuổi.
Cho bé ăn từ loãng đến đặc: Từ loãng như nước cơm rồi đặc dần, sau đó sẽ là bột đặc.
Cho bé ăn từ đơn giản đến phức tạp: Đầu tiên pha bột gạo với nước rau; sau đó thêm nước thịt, rồi thêm
dầu ăn và sau đó ăn luôn cả xác rau, thịt.
5. Uống quá nhiều nước ép hoa quả:
Bé dưới 1 tuổi nếu uống quá nhiều nước ép hoa quả sẽ không hấp thu được đủ sữa mẹ, sữa bột, thức ăn dặm
 giàu dinh dưỡng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Thêm vào đó, một vài trẻ hấp thu quá nhiều khối lượng nước
ép hoa quả sẽ có thể bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy.
Nước hoa quả tham gia vào một phần sức khỏe của bé. Bé sau 6 tháng tuổi có thể được thử dùng nước hoa
quả trong bữa ăn của mình. Bắt đầu với một lượng nhỏ khoảng 1-2 ounce/ngày (1ounce = 28.35g). Khi bé lớn
hơn một chút có thể cho bé uống 4 ounce/ngày. Nước hoa quả cần được ép từ thực phẩm tươi ngon, sạch.
Không nên cho trẻ uống nước hoa quả công nghiệp hoặc quá ngọt như sô đa chẳng hạn.
6. Cho bé ăn cơm sớm để mau cứng cáp:
Hoàn toàn sai khi nghĩ rằng ăn cơm sớm giúp bé mau cứng cáp, vì lứa tuổi này, bé chỉ có vài cái răng cửa
(dùng để cắn chứ không phải để nhai). Do đó, cho trẻ ăn cơm sớm, trẻ chỉ nuốt chửng làm cho thức ăn khó
tiêu hóa và chậm hấp thu, khiến bé chậm tăng cân. Nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm như cháo, nui, bột đặc,
 phở, bún…
7. Không cho bé ăn dầu:
Trong mỗi bát cháo, hoặc bột của bé nên cho thêm 1-2 muỗng cà phê dầu ăn, dầu mè càng tốt. Tuy số lượng
dầu không nhiều, nhưng nó mang đến nhiều năng lượng cho bé. Để cho bé quen dần, các bà mẹ nên cho từ
ít đến nhiều, bắt đầu từ vài giọt, sau tăng dần đến 2 muỗng trong mỗi bữa ăn. Khả năng tiêu hóa chất béo của
bé rất cao, ngay trong sữa mẹ cũng đã có tới 50% năng lượng được cung cấp từ chất béo. Ngoài ra, dầu ăn
còn là chất cần thiết để hấp thu vitamin A, D…
8. Cho bé ăn mật ong:
Khi bé quá 12 tháng tuổi, bạn mới được cho bé ăn mật ong khi cần thiết. Mật ong có thể chứa mầm mống
bệnh gây nguy hiểm cho bé. Thậm chí một lượng nhỏ mật ong có thể gây ra nhiều chuyện rồi. Vì thế, bạn
nên cẩn thận khi sử dụng.
9. Ngậm thìa của bé khi cho bé ăn:
Nhiều bà mẹ trước khi bón bột, đồ ăn cho con thường cho thìa vào miệng mình trước để “vun đều” hay làm
sạch những thức bám xung quanh. Nhưng nếu làm thế, chính bạn sẽ là nguồn truyền bệnh sâu răng cho bé.
Trước hết, bạn cần phải giữ vệ sinh răng miệng cho chính mình, bằng cách đi khám đều đặn, đánh răng và
dùng chỉ nha khoa hằng ngày, nếu dùng kẹo cao su thì nên chọn loại không có đường. Ngoài ra, khi cho
con ăn, tốt nhất, bạn đừng cho thìa của bé vào miệng mình, trừ phi thức ăn ấy đòi hỏi phải được nếm trước.
10. Bổ sung rau tươi và chín cho bé:
Rau tươi và quả chín rất cần thiết cho sức khỏe của trẻ em, điều quan trọng là ta biết cách cho trẻ ăn sao
cho phù hợp với từng lứa tuổi.
- Với trẻ dưới 4-6 tháng tuổi sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất, sữa mẹ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể
chất và tinh thần, giúp trẻ tránh được một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, cúm, ho gà…
- Trẻ 4-6 tháng tuổi bắt đầu ăn sam. Thức ăn tốt nhất là thức ăn hỗn hợp gồm bột, thịt, cá, trứng, rau và quả.
Ngoài các quả chín lứa tuổi này cần ăn thêm rau để vừa bổ sung thêm vitamin, vừa cân bằng tỷ lệ Ca/P của
 thức ăn sam.
- Trẻ từ 5-10 tháng tuổi, ăn 3 bữa sữa và 2 bữa bột. Nên dùng nước rau luộc để nấu bột (với thịt, cá, trứng…
 nghiền nhỏ), mỗi bữa bột nấu với 200ml nước rau (luộc 50g rau lấy 200ml nước). Cũng có thể cho 5-10g
rau nghiền thật nát với bột. Nước rau là nguồn cung cấp đáng kể vitamin và muối khoáng vì các chất này tan
một phần trong nước.
Về quả, cho trẻ uống 5-10 thìa cà phê nước quả ép và cho ăn thêm quả nghiền nát.
- Từ 10-16 tháng tuổi, trẻ có thể ăn hai bữa sữa, hai bữa cháo (mới đầu loãng sau đặc dần) và một bữa quả
(sau ngủ trưa). Thường ta cho trẻ ăn chuối tiêu, vừa cho vitamin, vừa cho nhiệt lượng. Nhưng chuối tiêu ít
vitamin C (6mg%) nên trong ngày cần cho trẻ ăn thêm vài thìa cà phê nước cam, nước bưởi.
- Một điều nữa cần chú ý là trẻ 6 tháng lượng sắt trong sữa mẹ không còn đủ cho nhu cầu tạo huyết của trẻ nữa,
vì thế cần cho trẻ ăn thêm các loại rau có nhiều chất sắt, như rau muống, bí đỏ, cà chua, cà rốt, bắp cải…
Tốt nhất là hỗn hợp rau hoặc thay đổi rau từng bữa.

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Bún Cá Điêu Hồng Cho Cả Nhà


vns360:Món ngon cho bé - Bún cá điêu hồng

Xen kẽ giữa những bữa ăn chính mẹ có thể đổi món cho bé bằng những bữa bún giúp bé thay đổi khẩu vị, dễ ăn, đỡ ngán mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng.


Xen kẽ giữa những bữa ăn chính mẹ có thể đổi món cho bé bằng những bữa bún giúp bé thay đổi khẩu vị, dễ ăn, đỡ ngán mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Nguyên liệu:
- 1 con cá điêu hồng nhỏ;
- 200gr bún lá;
- 30gr thì là;
- 1 quả cà chua;
- 2 thìa cà phê nước mắm.
 Cách làm:
- Cá điêu hồng làm sạch, lạng lấy thịt phi lê, xắt nhỏ, ướp với chút nước mắm cho thấm.
- Xương và đầu cá cho vào nôi nước nấu lấy nước dùng.
- Cà chua lột vỏ, bỏ hạt, xắt hạt lựu.
- Thì là rửa sạch, xắt nhuyễn.
- Cho cà chua vào nồi nước dùng, nấu cho cá chín mềm.
theo: http://vns360.vn/mon-an/v101425-bun-ca-dieu-hong-–-mon-ngon-cho-be/

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Món Ngon Cho Bé - vns360



vns360:Món ngon cho bé

- Cháo ếch sa nhân
Nguyên liệu: thịt ếch 100gr, bột sa nhân 5gr, lá sen 1 cái, gạo tẻ 150gr, hành lá.

Chế biến:
- Gạo nhặt sạch, vo qua, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.
- Ếch làm sạch, băm nhỏ cho vào xào với 1 thìa cà phê dầu, hành.
- Sau đó cho ếch vào ninh cùng cháo, đến khi cháo nhừ tơi cho sa nhân vào, lấy lá sen đậy nồi.
- Hầm thêm 5 phút, để cháo nguội, bỏ lá sen, thêm gia vị.
Cho trẻ ăn vào bữa sáng.
theo: http://vns360.vn/

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Trứng Đậu Hấp Que Cho Bé Yêu


vns360:Món ngon cho bé

- Trứng hấp đậu que

Đậu que rất giàu canxi, một bát nhỏ đậu que chứa đến 66mg canxi. Các chất dinh dưỡng khác có trong đậu que giúp ngăn ngừa chứng hen suyễn, phòng tránh các bệnh về tim mạch, chứng viêm khớp, nhiễm trùng tai và cảm cúm. Vì thế cha mẹ nên chọn chế biến đậu que trong thực đơn hàng ngày của bé!

 Đậu que rất giàu canxi, một bát nhỏ đậu que chứa đến 66mg canxi. Các chất dinh dưỡng khác có trong đậu que giúp ngăn ngừa chứng hen suyễn, phòng tránh các bệnh về tim mạch, chứng viêm khớp, nhiễm trùng tai và cảm cúm. Vì thế cha mẹ nên chọn chế biến đậu que trong thực đơn hàng ngày của bé!
Nguyên liệu:
- 3 quả trứng nguyên;
- 1 lòng đỏ trứng;
- 200g đậu que;
- 200g thịt băm;
- 1 thìa súp nước mắm;
- 2 thìa cà phê hành tím băm;
- 1/2 thìa cà phê tiêu xay;
- 1 thìa súp dầu ăn.
Thực hiện: 
- Đậu que rửa sạch, cắt hạt lựu.
- Trứng đập ra chén đánh tan, nêm nước mắm và tiêu vào hỗn hợp.
- Thịt băm ướp hành tím băm, nước mắm và tiêu.
- Cho đậu que, thịt heo và trứng vào tô khuấy đều. Sau đó cho ra khuôn và hấp khoảng 5-7 phút.
- Cho tiếp phần lòng đỏ trứng lên mặt mẻ hấp và hấp them khoảng 1 phút nữa.
- Lấy ra đĩa, trang trí hình ngộ nghĩnh cho bắt mắt, có thể ăn kèm với nước tương nếu thấy nhạt.
nguồn: http://vns360.vn/mon-an/v102583-mon-ngon-cho-be-–-trung-hap-dau-que/

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Đặc sản vùng miền - Những đặc sản việt nam


vns360:Đặc sản vùng miền - Đặc sản việt nam

Bạn là một người Việt, nhưng bạn đã thưởng thức đủ 5 món nem - đặc sản của 5 địa phương chưa đó là: Nem tai Hà thành, nem mắm Giao Thủy, nem chua Thanh Hóa, nem lụi Huế và nem nướng Nha Trang là những món "độc nhất vô nhị" ở các vùng miền của Việt Nam.

Bạn là một người Việt, nhưng bạn đã thưởng thức đủ 5 món nem - đặc sản của 5 địa phương chưa đó là: Nem tai Hà thành, nem mắm Giao Thủy, nem chua Thanh Hóa, nem lụi Huế và nem nướng Nha Trang là những món "độc nhất vô nhị" ở các vùng miền của Việt Nam.
* Đầu tiên là nem tai Hà thành
Hà Nội có nhiều món ăn đặc sản và nem tai được coi là một món ăn vô cùng độc đáo của Hà thành, món ăn này được dùng rất phổ biến trong gia đình, trong các bàn tiệc và là món quà rất có ý nghĩa mỗi khi đi xa. Không những vậy, đây còn là món ăn rất nổi tiếng với du khách thập phương.
Có người đặt câu hỏi, xuất xử của nó từ đâu? Có người nói nem tai xuất xứ từ Nam Định, được du nhập vào Hà Nội bởi một người con gái, khi lấy chồng ở Ước Lễ (Hà Tây). Đã kết hợp nem tai gia truyền với chả giò và nem chua, hai món đặc sản nổi tiếng của làng Ước Lễ để trở thành một món ăn thơm ngon và có vị rất lạ.
Để có món nem ngon cũng lắm công phu.
- Do đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận rất lớn, ngay từ khi chọn tai, người làm phải lấy tai của con lợn khỏe mạnh, vì như vậy thịt tai sẽ dày dặn, to bản và ít diềm hơn. Tiếp đó là làm sạch tai, đây là khâu vô cùng quan trọng và cần sự tỷ mỉ; nếu không sạch, sẽ để lại mùi và ảnh hưởng đến thời gian bảo quản. Sau đó là hấp cách thuỷ từng mẻ một để tai không bị mất nước mà vẫn đảm bảo độ giòn, mềm.
- Công đoạn thái tai yêu cầu dao phải mài thật sắc để thái cho thật chuẩn, không được dày quá vì ăn sẽ mất ngon và cũng không được mỏng quá vì sẽ không giòn và mất vị. Thế nhưng, khâu cuối cùng quan trọng nhất, quyết định thành công của món nem tai vẫn là thính - được làm từ bột đỗ xanh, đỗ tương, gạo nếp, gạo tẻ và một số gia vị khác. Những nguyên liệu này được rang liu riu trước khi hạ thổ, rồi lại rang vàng, sau đó cho vào cối xay nhuyễn và trộn đều vào tai lợn.
Để tận hưởng được hết hương vị của nó cũng đòi hỏi cách thường thức. Khi thưởng thức, nem tai được cuộn vào chiếc bánh đa nem kèm với một vài miếng sung muối chua, một ít lá sung, lá đinh lăng, một vài lá kinh giới, cộng với một lát giò lụa hoặc một nửa chiếc nem chua. Chấm vào nước mắm dấm cay nhẹ, sẽ khiến cho bạn hay bất kỳ ai đều phải nhớ mãi món ăn này.
* Thứ hai là nem nắm Giao Thủy
Món nem này có từ khi nào? Nem nắm Giao Thủy (Nam Định) nổi tiếng từ thời nhà Trần. Tương truyền rằng, khi các vua Trần chọn phủ Thiên Trường làm nơi ngự, các làng nghề đã được hình thành. Món nem nắm Giao Thủy cũng được xem là đặc sản dâng vua thời đó.
Nguyên liệu của nó gồm những gì? Là sản phẩm của nền văn minh lúa nước, nem nắm Giao Thủy được làm từ bì và thịt lợn trộn đều với thính gạo lẫn với các phụ gia khác như tỏi và nước mắm…, rồi nắm trong lá sung và lá đinh lăng.
Cách làm của món nem này thế nào?
- Bì lợn làm nem được lựa chọn kỹ càng từ da của những con lợn khỏe mạnh, không quá già hoặc quá non. Sau khi loại bỏ lông và phần mỡ dính dưới da, bì lợn được đem luộc chín tới (nước sôi khoảng 3- 5 phút) để bì vừa dai lại vừa mềm; nếu luộc kỹ bì sẽ bị keo dính ăn không ngon.
Lưu ý: Bì phải thái mỏng bằng tay, tuyệt đối không dùng bằng máy thái.

Cách chọn nguyên liệu để món nem nắm ngon hơn. Thịt lợn làm nem được chọn ở phần đầu, phần thịt có lẫn chút mỡ. Vị thơm của món nem phần nhiều là do thính gạo tạo nên. Người Giao Thủy đã dùng thứ gạo thơm ngon nhất vùng chiêm trũng để làm thính, do đó tạo nên hương vị đặc trưng phân biệt với vùng khác.
Cách thưởng thức: Để thưởng thức cuốn nem nắm vào chiếc lá sung sần sần, thêm ít rau thơm rồi nhón qua bát nước mắm Sa Châu (xã Giao Châu, huyện Giao Thủy). Thứ nước mắm này cũng rất nổi tiếng, nó được làm theo cách cổ truyền, cá được nấu chín tự nhiên, không qua tẩm ướp, sau chừng 6 tháng mới mang ra vắt lấy nước mắm nguyên chất. Sau đó, mắm lại được phơi nắng nóng rồi cho vào vại sành chôn xuống đất thêm 6 tháng nữa. Vậy là phải mất ngót 1 năm, nước mắm Sa Châu mới được mang ra để ăn với nem nắm.
* Thứ ba nem chua xứ Thanh
Nem chua Thanh Hoá - đặc sản khiến ai đi đến cũng phải thưởng thức và mua một chút về làm quà. Vậy nên nhắc đến hương vị ẩm thực xứ Thanh không thể không kể đến đặc sản nem chua - có vị lạ rất khác với nem chua Hà Nội hay nem lụi ở Huế, lại càng khác xa với nem rán hay nem tai. Nó vừa chua, vừa cay lại có cả vị mặn mà của gia vị, có vị ngọt của thịt làm ta không thể không ăn tiếp vài cái nữa.
Bí quyết để có món nem đặc sản này: Làm nem là một nghề độc đáo, không khó nhưng phải có những bí quyết nhất định. Nguyên liệu chủ yếu bao gồm thịt nạc xay nhuyễn; bì lợn luộc chín, cạo thật sạch, lạng mỏng bỏ vào máy cán thành sợi, ngắn chừng 3cm; thính là gạo tẻ rang vàng, xay nhỏ mịn. Gia giảm còn có men, tiêu bắc, muối tinh và bột ngọt vừa đủ...
Khâu quan trọng nhất của món nem này là gì? Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là khâu pha chế: thứ gì làm trước, thứ gì làm sau, ngào trộn như thế nào…và khâu vệ sinh cũng như kỹ thuật gói nem cũng rất nghiêm ngặt. Do vậy, phải thực sự là con nhà nòi mới làm nên món ăn lạ miệng và lôi cuốn. Lá chuối, lạt buộc là thứ vật liệu làm nem chua. Tước lá chuối khoảng 3 đến 4 cm, xếp gọn lên nia hoặc rổ rá, lạt buộc phải mềm, dẻo, sợi to nhỏ tuỳ theo kích thước của nem (hiện nay thay bằng chun vòng). Đôi tay dẻo dai, mềm mại của người làm nem bắt đầu tỉ mẩn nặn từng viên thịt, thường thì kích cỡ khoảng gấp đôi quân cờ. Lá chuối khi rửa sạch, phơi khô được quấn xung quanh viên thịt có lá đinh lăng tô điểm. Quấn nhiều lá khiến chiếc nem có thể to gấp 10 lần đến 15 lần lúc đầu, thành một hình vuông xinh xắn. Những ngón tay thoăn thoắt gói khoảng 1 phút, sau đó lạt buộc chắc tay làm sao cho lá không rơi ra mà chiếc nem vẫn xanh và đẹp.
Cách bảo quản và thời gian để ăn món nem này được ngon hơn. Tuỳ theo thời tiết có thể ăn nem, mùa hè thì độ 5 tiếng đã có nem ăn, mùa đông thì 1 đến 2 ngày. Người dân xứ Thanh vào Nam ra Bắc, dù bận trăm công nghìn việc, dù mang vác nặng nề cũng cố đem vài chục chiếc để cho người nhà hoặc biếu người thân. Ngày lễ Tết hoặc cưới xin, nem chua trở thành món ngon không thể thiếu. Kèm với những cặp bánh chưng xanh, những chiếc giò ngày Tết là những xâu nem chua làm từ chất liệu quê hương mời khách đến chơi nhà.
* Thứ tư là nem lụi Huế
Trên đất cố đô có nhiều món ăn nổi tiếng và có một món ấy là nem lụi. Nem lụi là món ăn độc đáo của Huế, rất được mọi người yêu thích, đặc biệt là các bạn gái mê ăn vặt và những đồ "cuốn cuốn, chấm chấm".
Nguyên liệu của món nem này là gì? Nem lụi làm từ thịt lợn nạc còn nóng, quết nhuyễn như quết chả rồi trộn với bì và mỡ làm sạch, thái hạt lựu, nhồi kỹ, ướp với các loại gia vị như tiêu, hành, mắm, đường, thính, muối... Khi khách gọi, chủ quán xiên thành từng xâu nhỏ rồi nướng trên bếp than hoa đỏ rực, thơm nức, tỏa lan khắp đoạn phố như mời gọi, như níu kéo người đi đường.
Yếu tố quyết định đến hương vị và chất lượng của món nem này là gì? Đó là nước lèo là thứ quyết định chất lượng nem lụi, là món gia truyền khó bắt chước được. Nước lèo ăn nem lụi được chế biến từ hàng chục loại thực phẩm như dầu thực vật, vừng lạc, bột đao, một số vị thuốc bắc, thuốc nam... Tất cả các nguyên liệu đó được chế biến thành một hỗn hợp sền sệt vừa thơm vừa ngậy, ngọt bùi, ăn một lần là nhớ mãi. Loại nước lèo này tương tự như nước lèo ăn bánh khoái, bún thịt nướng.
Ăn món này như thế nào để thấy thực sự ngon và ấn tượng? Thông thường, người ta ăn kèm nem lụi với bánh tráng, rau thơm, khế chua, chuối xanh, sung, giá sống, vài lát ớt, tỏi, gừng thái chỉ… tùy theo khẩu vị mỗi người. Món ăn là sự kết hợp hài hòa của các hương vị: mùi thơm của miếng thịt đã nướng vàng, chút cay cay của tiêu và ớt, độ ngọt và bùi bùi của nước chấm sền sệt, vị tươi mát từ rau xanh...
* Thứ năm nem nướng Nha Trang
Nha Trang không chỉ biết đến không bởi ở đó có bãi biển đẹp mà còn có món nem nướng – món ăn đặc sản. Đặc sản Nha Trang gồm rất nhiều món gắn với hương vị biển, nhưng cũng có những món nghe qua chẳng có gì dính dáng đến biển, trong đó có nem nướng.

Món ăn nổi tiếng của vùng biển này được làm từ nguyên liệu gì? Món nem nướng Nha Trang được làm từ nạc đùi loại thật tươi, vừa mới xả thì khi làm nem mới ngon, dẽ và thơm. Thịt vừa xẻ được quết mịn, ướp thêm ít gia vị đậm đà, xiên que rồi nướng trên bếp than hồng cho thịt nem vàng ươm. Sau đó, cuốn với miếng bánh tráng mỏng dai, trong suốt cùng chả ram chiên vàng rộm; ăn kèm với các loại rau sống, rau thơm, khế chua, chuối chát... và chấm với nước tương được chế biến từ hơn 20 loại gia vị theo bí quyết gia truyền.
Trên đây là 5 món nem nổi tiếng của 5 địa phương, bạn hãy cố gắng để được thưởng thức nhé!
theo: http://vns360.vn/mon-an/v102870-dac-san-nem-viet-nam/