Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Đặc sản vùng miền - Những đặc sản việt nam


vns360:Đặc sản vùng miền - Đặc sản việt nam

Bạn là một người Việt, nhưng bạn đã thưởng thức đủ 5 món nem - đặc sản của 5 địa phương chưa đó là: Nem tai Hà thành, nem mắm Giao Thủy, nem chua Thanh Hóa, nem lụi Huế và nem nướng Nha Trang là những món "độc nhất vô nhị" ở các vùng miền của Việt Nam.

Bạn là một người Việt, nhưng bạn đã thưởng thức đủ 5 món nem - đặc sản của 5 địa phương chưa đó là: Nem tai Hà thành, nem mắm Giao Thủy, nem chua Thanh Hóa, nem lụi Huế và nem nướng Nha Trang là những món "độc nhất vô nhị" ở các vùng miền của Việt Nam.
* Đầu tiên là nem tai Hà thành
Hà Nội có nhiều món ăn đặc sản và nem tai được coi là một món ăn vô cùng độc đáo của Hà thành, món ăn này được dùng rất phổ biến trong gia đình, trong các bàn tiệc và là món quà rất có ý nghĩa mỗi khi đi xa. Không những vậy, đây còn là món ăn rất nổi tiếng với du khách thập phương.
Có người đặt câu hỏi, xuất xử của nó từ đâu? Có người nói nem tai xuất xứ từ Nam Định, được du nhập vào Hà Nội bởi một người con gái, khi lấy chồng ở Ước Lễ (Hà Tây). Đã kết hợp nem tai gia truyền với chả giò và nem chua, hai món đặc sản nổi tiếng của làng Ước Lễ để trở thành một món ăn thơm ngon và có vị rất lạ.
Để có món nem ngon cũng lắm công phu.
- Do đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận rất lớn, ngay từ khi chọn tai, người làm phải lấy tai của con lợn khỏe mạnh, vì như vậy thịt tai sẽ dày dặn, to bản và ít diềm hơn. Tiếp đó là làm sạch tai, đây là khâu vô cùng quan trọng và cần sự tỷ mỉ; nếu không sạch, sẽ để lại mùi và ảnh hưởng đến thời gian bảo quản. Sau đó là hấp cách thuỷ từng mẻ một để tai không bị mất nước mà vẫn đảm bảo độ giòn, mềm.
- Công đoạn thái tai yêu cầu dao phải mài thật sắc để thái cho thật chuẩn, không được dày quá vì ăn sẽ mất ngon và cũng không được mỏng quá vì sẽ không giòn và mất vị. Thế nhưng, khâu cuối cùng quan trọng nhất, quyết định thành công của món nem tai vẫn là thính - được làm từ bột đỗ xanh, đỗ tương, gạo nếp, gạo tẻ và một số gia vị khác. Những nguyên liệu này được rang liu riu trước khi hạ thổ, rồi lại rang vàng, sau đó cho vào cối xay nhuyễn và trộn đều vào tai lợn.
Để tận hưởng được hết hương vị của nó cũng đòi hỏi cách thường thức. Khi thưởng thức, nem tai được cuộn vào chiếc bánh đa nem kèm với một vài miếng sung muối chua, một ít lá sung, lá đinh lăng, một vài lá kinh giới, cộng với một lát giò lụa hoặc một nửa chiếc nem chua. Chấm vào nước mắm dấm cay nhẹ, sẽ khiến cho bạn hay bất kỳ ai đều phải nhớ mãi món ăn này.
* Thứ hai là nem nắm Giao Thủy
Món nem này có từ khi nào? Nem nắm Giao Thủy (Nam Định) nổi tiếng từ thời nhà Trần. Tương truyền rằng, khi các vua Trần chọn phủ Thiên Trường làm nơi ngự, các làng nghề đã được hình thành. Món nem nắm Giao Thủy cũng được xem là đặc sản dâng vua thời đó.
Nguyên liệu của nó gồm những gì? Là sản phẩm của nền văn minh lúa nước, nem nắm Giao Thủy được làm từ bì và thịt lợn trộn đều với thính gạo lẫn với các phụ gia khác như tỏi và nước mắm…, rồi nắm trong lá sung và lá đinh lăng.
Cách làm của món nem này thế nào?
- Bì lợn làm nem được lựa chọn kỹ càng từ da của những con lợn khỏe mạnh, không quá già hoặc quá non. Sau khi loại bỏ lông và phần mỡ dính dưới da, bì lợn được đem luộc chín tới (nước sôi khoảng 3- 5 phút) để bì vừa dai lại vừa mềm; nếu luộc kỹ bì sẽ bị keo dính ăn không ngon.
Lưu ý: Bì phải thái mỏng bằng tay, tuyệt đối không dùng bằng máy thái.

Cách chọn nguyên liệu để món nem nắm ngon hơn. Thịt lợn làm nem được chọn ở phần đầu, phần thịt có lẫn chút mỡ. Vị thơm của món nem phần nhiều là do thính gạo tạo nên. Người Giao Thủy đã dùng thứ gạo thơm ngon nhất vùng chiêm trũng để làm thính, do đó tạo nên hương vị đặc trưng phân biệt với vùng khác.
Cách thưởng thức: Để thưởng thức cuốn nem nắm vào chiếc lá sung sần sần, thêm ít rau thơm rồi nhón qua bát nước mắm Sa Châu (xã Giao Châu, huyện Giao Thủy). Thứ nước mắm này cũng rất nổi tiếng, nó được làm theo cách cổ truyền, cá được nấu chín tự nhiên, không qua tẩm ướp, sau chừng 6 tháng mới mang ra vắt lấy nước mắm nguyên chất. Sau đó, mắm lại được phơi nắng nóng rồi cho vào vại sành chôn xuống đất thêm 6 tháng nữa. Vậy là phải mất ngót 1 năm, nước mắm Sa Châu mới được mang ra để ăn với nem nắm.
* Thứ ba nem chua xứ Thanh
Nem chua Thanh Hoá - đặc sản khiến ai đi đến cũng phải thưởng thức và mua một chút về làm quà. Vậy nên nhắc đến hương vị ẩm thực xứ Thanh không thể không kể đến đặc sản nem chua - có vị lạ rất khác với nem chua Hà Nội hay nem lụi ở Huế, lại càng khác xa với nem rán hay nem tai. Nó vừa chua, vừa cay lại có cả vị mặn mà của gia vị, có vị ngọt của thịt làm ta không thể không ăn tiếp vài cái nữa.
Bí quyết để có món nem đặc sản này: Làm nem là một nghề độc đáo, không khó nhưng phải có những bí quyết nhất định. Nguyên liệu chủ yếu bao gồm thịt nạc xay nhuyễn; bì lợn luộc chín, cạo thật sạch, lạng mỏng bỏ vào máy cán thành sợi, ngắn chừng 3cm; thính là gạo tẻ rang vàng, xay nhỏ mịn. Gia giảm còn có men, tiêu bắc, muối tinh và bột ngọt vừa đủ...
Khâu quan trọng nhất của món nem này là gì? Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là khâu pha chế: thứ gì làm trước, thứ gì làm sau, ngào trộn như thế nào…và khâu vệ sinh cũng như kỹ thuật gói nem cũng rất nghiêm ngặt. Do vậy, phải thực sự là con nhà nòi mới làm nên món ăn lạ miệng và lôi cuốn. Lá chuối, lạt buộc là thứ vật liệu làm nem chua. Tước lá chuối khoảng 3 đến 4 cm, xếp gọn lên nia hoặc rổ rá, lạt buộc phải mềm, dẻo, sợi to nhỏ tuỳ theo kích thước của nem (hiện nay thay bằng chun vòng). Đôi tay dẻo dai, mềm mại của người làm nem bắt đầu tỉ mẩn nặn từng viên thịt, thường thì kích cỡ khoảng gấp đôi quân cờ. Lá chuối khi rửa sạch, phơi khô được quấn xung quanh viên thịt có lá đinh lăng tô điểm. Quấn nhiều lá khiến chiếc nem có thể to gấp 10 lần đến 15 lần lúc đầu, thành một hình vuông xinh xắn. Những ngón tay thoăn thoắt gói khoảng 1 phút, sau đó lạt buộc chắc tay làm sao cho lá không rơi ra mà chiếc nem vẫn xanh và đẹp.
Cách bảo quản và thời gian để ăn món nem này được ngon hơn. Tuỳ theo thời tiết có thể ăn nem, mùa hè thì độ 5 tiếng đã có nem ăn, mùa đông thì 1 đến 2 ngày. Người dân xứ Thanh vào Nam ra Bắc, dù bận trăm công nghìn việc, dù mang vác nặng nề cũng cố đem vài chục chiếc để cho người nhà hoặc biếu người thân. Ngày lễ Tết hoặc cưới xin, nem chua trở thành món ngon không thể thiếu. Kèm với những cặp bánh chưng xanh, những chiếc giò ngày Tết là những xâu nem chua làm từ chất liệu quê hương mời khách đến chơi nhà.
* Thứ tư là nem lụi Huế
Trên đất cố đô có nhiều món ăn nổi tiếng và có một món ấy là nem lụi. Nem lụi là món ăn độc đáo của Huế, rất được mọi người yêu thích, đặc biệt là các bạn gái mê ăn vặt và những đồ "cuốn cuốn, chấm chấm".
Nguyên liệu của món nem này là gì? Nem lụi làm từ thịt lợn nạc còn nóng, quết nhuyễn như quết chả rồi trộn với bì và mỡ làm sạch, thái hạt lựu, nhồi kỹ, ướp với các loại gia vị như tiêu, hành, mắm, đường, thính, muối... Khi khách gọi, chủ quán xiên thành từng xâu nhỏ rồi nướng trên bếp than hoa đỏ rực, thơm nức, tỏa lan khắp đoạn phố như mời gọi, như níu kéo người đi đường.
Yếu tố quyết định đến hương vị và chất lượng của món nem này là gì? Đó là nước lèo là thứ quyết định chất lượng nem lụi, là món gia truyền khó bắt chước được. Nước lèo ăn nem lụi được chế biến từ hàng chục loại thực phẩm như dầu thực vật, vừng lạc, bột đao, một số vị thuốc bắc, thuốc nam... Tất cả các nguyên liệu đó được chế biến thành một hỗn hợp sền sệt vừa thơm vừa ngậy, ngọt bùi, ăn một lần là nhớ mãi. Loại nước lèo này tương tự như nước lèo ăn bánh khoái, bún thịt nướng.
Ăn món này như thế nào để thấy thực sự ngon và ấn tượng? Thông thường, người ta ăn kèm nem lụi với bánh tráng, rau thơm, khế chua, chuối xanh, sung, giá sống, vài lát ớt, tỏi, gừng thái chỉ… tùy theo khẩu vị mỗi người. Món ăn là sự kết hợp hài hòa của các hương vị: mùi thơm của miếng thịt đã nướng vàng, chút cay cay của tiêu và ớt, độ ngọt và bùi bùi của nước chấm sền sệt, vị tươi mát từ rau xanh...
* Thứ năm nem nướng Nha Trang
Nha Trang không chỉ biết đến không bởi ở đó có bãi biển đẹp mà còn có món nem nướng – món ăn đặc sản. Đặc sản Nha Trang gồm rất nhiều món gắn với hương vị biển, nhưng cũng có những món nghe qua chẳng có gì dính dáng đến biển, trong đó có nem nướng.

Món ăn nổi tiếng của vùng biển này được làm từ nguyên liệu gì? Món nem nướng Nha Trang được làm từ nạc đùi loại thật tươi, vừa mới xả thì khi làm nem mới ngon, dẽ và thơm. Thịt vừa xẻ được quết mịn, ướp thêm ít gia vị đậm đà, xiên que rồi nướng trên bếp than hồng cho thịt nem vàng ươm. Sau đó, cuốn với miếng bánh tráng mỏng dai, trong suốt cùng chả ram chiên vàng rộm; ăn kèm với các loại rau sống, rau thơm, khế chua, chuối chát... và chấm với nước tương được chế biến từ hơn 20 loại gia vị theo bí quyết gia truyền.
Trên đây là 5 món nem nổi tiếng của 5 địa phương, bạn hãy cố gắng để được thưởng thức nhé!
theo: http://vns360.vn/mon-an/v102870-dac-san-nem-viet-nam/

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Ẩm thực miền bắc - Ba món ngon từ hoa quả


vns360:món ngon mỗi ngày - Ba món ngon từ hòa quả

Hoa quả luôn có một lượng lớn chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của bé. Các món ăn được chế biến từ hoa quả vừa thơm vừa ngọt chắc chắn bé yêu của bạn sẽ rất thích thú đấy!

Hoa quả luôn có một lượng lớn chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của bé. Các món ăn được chế biến từ hoa quả vừa thơm vừa ngọt chắc chắn bé yêu của bạn sẽ rất thích thú đấy!
1. Món trứng cam hấp dẫn:
Nguyên liệu: 1 quả cam vàng, 2 quả trứng gà và 1 ít muối.
Cách làm:
- Bổ đôi quả cam theo bề ngang. Dùng thìa to nạo sạch lấy hết thịt cam và để riêng vào bát.
- Dùng dao nhỏ, nạo phần bên trong quả cam cho thật nhẵn.
- Hai quả trứng đập và đánh tan cùng chút xíu muối trắng.
- Trộn nước cam vào trứng gà. Đổ hỗn hợp vào từng nửa quả cam, sau đó cho vào nồi hấp khoảng 8 -10 phút là món ăn hoàn thành.
2. Thơm lừng chuối tiêu nướng:
Nguyên liệu: vài quả chuối, dầu ô liu và dầu ngô, mật ong.
Cách làm:
- Chuối bỏ vỏ.
- Cho ít dầu ô liu hoặc dầu ngô vào chảo đang đặt trên lửa vừa phải.
- Cho chuối vào rán vàng hai mặt. Sau đó bổ đôi quả chuối theo chiều dọc, đặt vào giấy bạc, nướng ở 200 độ C trong 10 phút.
- Khi ăn rưới thêm ít mật ong.
3. Lôi cuốn với từng lát dứa:
Nguyên liệu: 1 quả dứa vừa chín, mật ong.
Cách làm:
- Dứa cắt bỏ mắt, cắt thành từng lát tròn dày khoảng 1cm.
- Đặt từng lát dứa vào giấy bạc, cho vào lò nướng ở 180 độ C trong 10 phút.
- Rưới thêm mật ong khi thưởng thức.
Chỉ mất một chút ít thời gian là các mẹ đã có thể chế biến cho bé những món ăn từ hoa quả đơn gian mà vô cùng dinh dưỡng rồi. Chúc các mẹ thành công!
theo: http://vns360.vn/mon-an/v101419-3-mon-ngon-tu-hoa-qua-cho-be/

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Món ngon mỗi ngày cho bé yêu


vns360:Món ngon mỗi ngày - Trứng Hấp Đậu Que

Đậu que rất giàu canxi, một bát nhỏ đậu que chứa đến 66mg canxi. Các chất dinh dưỡng khác có trong đậu que giúp ngăn ngừa chứng hen suyễn, phòng tránh các bệnh về tim mạch, chứng viêm khớp, nhiễm trùng tai và cảm cúm. Vì thế cha mẹ nên chọn chế biến đậu que trong thực đơn hàng ngày của bé!

 Đậu que rất giàu canxi, một bát nhỏ đậu que chứa đến 66mg canxi. Các chất dinh dưỡng khác có trong đậu que giúp ngăn ngừa chứng hen suyễn, phòng tránh các bệnh về tim mạch, chứng viêm khớp, nhiễm trùng tai và cảm cúm. Vì thế cha mẹ nên chọn chế biến đậu que trong thực đơn hàng ngày của bé!
Nguyên liệu:
- 3 quả trứng nguyên;
- 1 lòng đỏ trứng;
- 200g đậu que;
- 200g thịt băm;
- 1 thìa súp nước mắm;
- 2 thìa cà phê hành tím băm;
- 1/2 thìa cà phê tiêu xay;
- 1 thìa súp dầu ăn.
Thực hiện: 
- Đậu que rửa sạch, cắt hạt lựu.
- Trứng đập ra chén đánh tan, nêm nước mắm và tiêu vào hỗn hợp.
- Thịt băm ướp hành tím băm, nước mắm và tiêu.
- Cho đậu que, thịt heo và trứng vào tô khuấy đều. Sau đó cho ra khuôn và hấp khoảng 5-7 phút.
- Cho tiếp phần lòng đỏ trứng lên mặt mẻ hấp và hấp them khoảng 1 phút nữa.
- Lấy ra đĩa, trang trí hình ngộ nghĩnh cho bắt mắt, có thể ăn kèm với nước tương nếu thấy nhạt.
theo: http://vns360.vn/mon-an/v102583-mon-ngon-cho-be-–-trung-hap-dau-que/

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Các món ngon đủ chất dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi


Thực đơn cho bé yêu dưới 1 tuổi - Món ngon mỗi ngày

Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, dinh dưỡng là đặc biệt quan trọng vì đây là giai đoạn cơ thể bé bắt đầu làm quen với từng loại khẩu vị hình thành nên sức đề kháng ban đầu. Vì thế việc bổ sung dinh dưỡng, cũng như thường xuyên đổi thực đơn cho bé là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng chú ý tới điều đó. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi hợp lý.

Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, dinh dưỡng là đặc biệt quan trọng vì đây là giai đoạn cơ thể bé bắt đầu làm quen với từng loại khẩu vị hình thành nên sức đề kháng ban đầu. Vì thế việc bổ sung dinh dưỡng, cũng như thường xuyên đổi thực đơn cho bé là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng chú ý tới điều đó. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi hợp lý.
Không phải bà mẹ nào cũng hiểu chính xác những vấn đề dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi. Có nhiều vấn đề các mẹ cho là hợp lý, nhưng thực ra đó lại là điều không nên. Dưới đây là những sai lầm thường gặp mà các mẹ nên tránh , nhằm nuôi dưỡng con khỏe mạnh hơn.
1. Cho bé uống sữa bò
Sữa bò tươi có chứa một lượng lớn protein, nguyên nhân gây cảm giác đầy bụng ở trẻ. Hơn nữa, dạ dày của trẻ cũng không thể tiêu hoá do thiếu enzim thẩm thấu.Ngoài ra, hàm lượng protein quá cao có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường nếu trong gia đình có “tiền sử” mắc bệnh tiểu đường.Vậy nên tốt nhất là cho trẻ uống sữa bò khi bé được 1 tuổi trở lên.
2. Chọn sai thời điểm cho bé ăn dặm:
Thật sai lầm khi cho bé ăn bổ sung quá sớm. Có bé mới 3-4 tháng tuổi đã tập ăn bột, ăn nước cháo dẫn đến rối loạn tiêu hóa và hậu quả là suy dinh dưỡng Ngược lại, một số trẻ trên 6 tháng tuổi mà chưa được tập ăn dặm cũng chậm tăng cân, vì sữa không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của trẻ.
3. Trộn bột với sữa:
Nhiều bà mẹ có thói quen trộn bột với sữa cho trẻ ăn, việc này là không nên. Nếu trộn thêm bột hay bất kỳ thực phẩm nào khác vào sẽ làm thay đổi công thức tối ưu của sữa. Sữa đặc hơn sẽ làm trẻ dễ sình bụng, khó tiêu, tăng "gánh nặng" cho thận, vì hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu.
Tốt nhất, mẹ chỉ nên pha sữa bột với nước sôi khoảng 60 độ C, theo đúng tỉ lệ ghi trong hướng dẫn sử dụng, pha đặc hơn sẽ gây khó tiêu, pha loãng lại không đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
4. Cho trẻ ăn dặm không đúng:
Ăn quá ít hay quá nhiều đều không tốt như nhau. Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, các bà mẹ cần chú ý:
Cho bé ăn từ ít đến nhiều: Từ vài muỗng bột/ngày tăng dần đến 1/2 chén rồi đến 1 chén/ngày. Từ một lần bột/ngày lúc bé 4-5 tháng tuổi đến 2 lần bột/ ngày lúc bé 6 – 7 tháng tuổi.
Cho bé ăn từ loãng đến đặc: Từ loãng như nước cơm rồi đặc dần, sau đó sẽ là bột đặc.
Cho bé ăn từ đơn giản đến phức tạp: Đầu tiên pha bột gạo với nước rau; sau đó thêm nước thịt, rồi thêm dầu ăn và sau đó ăn luôn cả xác rau, thịt.
5. Uống quá nhiều nước ép hoa quả:
Bé dưới 1 tuổi nếu uống quá nhiều nước ép hoa quả sẽ không hấp thu được đủ sữa mẹ, sữa bột, thức ăn dặm giàu dinh dưỡng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Thêm vào đó, một vài trẻ hấp thu quá nhiều khối lượng nước ép hoa quả sẽ có thể bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy.
Nước hoa quả tham gia vào một phần sức khỏe của bé. Bé sau 6 tháng tuổi có thể được thử dùng nước hoa quả trong bữa ăn của mình. Bắt đầu với một lượng nhỏ khoảng 1-2 ounce/ngày (1ounce = 28.35g). Khi bé lớn hơn một chút có thể cho bé uống 4 ounce/ngày. Nước hoa quả cần được ép từ thực phẩm tươi ngon, sạch. Không nên cho trẻ uống nước hoa quả công nghiệp hoặc quá ngọt như sô đa chẳng hạn.
6. Cho bé ăn cơm sớm để mau cứng cáp:
Hoàn toàn sai khi nghĩ rằng ăn cơm sớm giúp bé mau cứng cáp, vì lứa tuổi này, bé chỉ có vài cái răng cửa (dùng để cắn chứ không phải để nhai). Do đó, cho trẻ ăn cơm sớm, trẻ chỉ nuốt chửng làm cho thức ăn khó tiêu hóa và chậm hấp thu, khiến bé chậm tăng cân. Nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm như cháo, nui, bột đặc, phở, bún…
7. Không cho bé ăn dầu:
Trong mỗi bát cháo, hoặc bột của bé nên cho thêm 1-2 muỗng cà phê dầu ăn, dầu mè càng tốt. Tuy số lượng dầu không nhiều, nhưng nó mang đến nhiều năng lượng cho bé. Để cho bé quen dần, các bà mẹ nên cho từ ít đến nhiều, bắt đầu từ vài giọt, sau tăng dần đến 2 muỗng trong mỗi bữa ăn. Khả năng tiêu hóa chất béo của bé rất cao, ngay trong sữa mẹ cũng đã có tới 50% năng lượng được cung cấp từ chất béo. Ngoài ra, dầu ăn còn là chất cần thiết để hấp thu vitamin A, D…
8. Cho bé ăn mật ong:
Khi bé quá 12 tháng tuổi, bạn mới được cho bé ăn mật ong khi cần thiết. Mật ong có thể chứa mầm mống bệnh gây nguy hiểm cho bé. Thậm chí một lượng nhỏ mật ong có thể gây ra nhiều chuyện rồi. Vì thế, bạn nên cẩn thận khi sử dụng.
9. Ngậm thìa của bé khi cho bé ăn:
Nhiều bà mẹ trước khi bón bột, đồ ăn cho con thường cho thìa vào miệng mình trước để “vun đều” hay làm sạch những thức bám xung quanh. Nhưng nếu làm thế, chính bạn sẽ là nguồn truyền bệnh sâu răng cho bé.
Trước hết, bạn cần phải giữ vệ sinh răng miệng cho chính mình, bằng cách đi khám đều đặn, đánh răng và dùng chỉ nha khoa hằng ngày, nếu dùng kẹo cao su thì nên chọn loại không có đường. Ngoài ra, khi cho con ăn, tốt nhất, bạn đừng cho thìa của bé vào miệng mình, trừ phi thức ăn ấy đòi hỏi phải được nếm trước.
10. Bổ sung rau tươi và chín cho bé:
Rau tươi và quả chín rất cần thiết cho sức khỏe của trẻ em, điều quan trọng là ta biết cách cho trẻ ăn sao cho phù hợp với từng lứa tuổi.
- Với trẻ dưới 4-6 tháng tuổi sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất, sữa mẹ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, giúp trẻ tránh được một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, cúm, ho gà…
- Trẻ 4-6 tháng tuổi bắt đầu ăn sam. Thức ăn tốt nhất là thức ăn hỗn hợp gồm bột, thịt, cá, trứng, rau và quả. Ngoài các quả chín lứa tuổi này cần ăn thêm rau để vừa bổ sung thêm vitamin, vừa cân bằng tỷ lệ Ca/P của thức ăn sam.
- Trẻ từ 5-10 tháng tuổi, ăn 3 bữa sữa và 2 bữa bột. Nên dùng nước rau luộc để nấu bột (với thịt, cá, trứng… nghiền nhỏ), mỗi bữa bột nấu với 200ml nước rau (luộc 50g rau lấy 200ml nước). Cũng có thể cho 5-10g rau nghiền thật nát với bột. Nước rau là nguồn cung cấp đáng kể vitamin và muối khoáng vì các chất này tan một phần trong nước.
Về quả, cho trẻ uống 5-10 thìa cà phê nước quả ép và cho ăn thêm quả nghiền nát.
- Từ 10-16 tháng tuổi, trẻ có thể ăn hai bữa sữa, hai bữa cháo (mới đầu loãng sau đặc dần) và một bữa quả (sau ngủ trưa). Thường ta cho trẻ ăn chuối tiêu, vừa cho vitamin, vừa cho nhiệt lượng. Nhưng chuối tiêu ít vitamin C (6mg%) nên trong ngày cần cho trẻ ăn thêm vài thìa cà phê nước cam, nước bưởi.
- Một điều nữa cần chú ý là trẻ 6 tháng lượng sắt trong sữa mẹ không còn đủ cho nhu cầu tạo huyết của trẻ nữa, vì thế cần cho trẻ ăn thêm các loại rau có nhiều chất sắt, như rau muống, bí đỏ, cà chua, cà rốt, bắp cải…
Tốt nhất là hỗn hợp rau hoặc thay đổi rau từng bữa.
nguồn: http://vns360.vn

Món Ngon Mỗi Ngày Cho Bé


vns360:Món ngon mỗi ngày - Cháo bí xanh tôm nõn

Cháo không chỉ là một món ăn khoái khẩu của các bé, vừa dễ ăn lại đơn giản cho các mẹ khi chế biến. Vì thế một món cháo thơm ngon, rất nhiều chất dinh dưỡng và thật bắt mắt sẽ khiến cho các bé thích thú hơn khi ăn. Hôm nay, các mẹ hãy cùng vào bếp để thử làm cho bé món cháo bí xanh tôm nõn nhé!

Cháo không chỉ là một món ăn khoái khẩu của các bé, vừa dễ ăn lại đơn giản cho các mẹ khi chế biến. Vì thế một món cháo thơm ngon, rất nhiều chất dinh dưỡng và thật bắt mắt sẽ khiến cho các bé thích thú hơn khi ăn. Hôm nay, các mẹ hãy cùng vào bếp để thử làm cho bé món cháo bí xanh tôm nõn nhé!
1. Nguyên liệu:

- 150g gạo tẻ;
- 80g tôm tươi;
- 100g bí xanh;
- 1/2 thìa cà phê hành tỏi băm;
- 1 nhánh hành lá;
- 1 thìa cà phê muối;
- 1 thìa cà phê dầu ăn.
2. Thực hiện:

- Tôm tươi rửa sạch, lột vỏ để riêng, bỏ chỉ đen, băm nhỏ. Bí xanh gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch, xắt nhỏ. Hành lá rửa sạch, xắt nhuyễn,.
- Cho dầu vào nồi, làm nóng, phi thơm hành tỏi băm, cho phần vỏ tôm vào nấu sôi lấy nước dùng. Nước dung sôi, vớt bỏ bọt và vỏ tôm. Cho gạo vào, riu nhỏ lửa, nấu cháo.
- Cháo sôi, tiếp tục cho bí xanh vào nấu cho mềm. Sau đó trút phần tôm vào, nấu cho cháo chin sôi trở lại.
- Cho nước mắm vào, nêm nếm vào ăn, cho hành lá xắt nhuyễn vào.
- Múc cháo ra bát, cho dầu ăn vào, trộn đều, cho bé dùng ấm.
3. Mách nhỏ:

Bí xanh ăn rất mát trong mùa hè, khi bé bị say nắng hoặc thiếu nước. Với các bé đã tập ăn cơm, các mẹ có thể nấu canh bí cho bé dùng với cơm.
Chỉ với một vài thao tác đơn giản cùng với nguyên liệu dễ kiếm tìm các mẹ có thể chế biến cho các bé một món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, thanh mát và vô cùng bắt mắt. Các mẹ hãy thường xuyên đổi khẩu vị cho con sẽ giúp con sẽ cảm thấy thích thú với những món ăn mới.
nguồn: http://vns360.vn

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Món Ngon Cho Bé - Ăn ngon mỗi ngày

vns360:Bún Cá Điêu Hồng – Món Ngon Cho Bé

Xen kẽ giữa những bữa ăn chính mẹ có thể đổi món cho bé bằng những bữa bún giúp bé thay đổi khẩu vị, dễ ăn, đỡ ngán mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Xen kẽ giữa những bữa ăn chính mẹ có thể đổi món cho bé bằng những bữa bún giúp bé thay đổi khẩu vị, dễ ăn, đỡ ngán mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Nguyên liệu:
- 1 con cá điêu hồng nhỏ;
- 200gr bún lá;
- 30gr thì là;
- 1 quả cà chua;
- 2 thìa cà phê nước mắm.
 Cách làm:
- Cá điêu hồng làm sạch, lạng lấy thịt phi lê, xắt nhỏ, ướp với chút nước mắm cho thấm.
- Xương và đầu cá cho vào nôi nước nấu lấy nước dùng.
- Cà chua lột vỏ, bỏ hạt, xắt hạt lựu.
- Thì là rửa sạch, xắt nhuyễn.
- Cho cà chua vào nồi nước dùng, nấu cho cá chín mềm.
nguồn: http://vns360.vn

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Món Ngon Mỗi Ngày - Cùng Vào Bếp


vns360:Món ngon cho bé - Thịt Heo Sốt Mận Chua

Các mẹ muốn bé có được những món ăn ngon, lạ miệng mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng. Hôm nay, các mẹ hãy cùng vào bếp và thử chế biến món thịt heo sốt mận chua ngọt này nhé. Vị chua ngọt hấp dẫn cùng mùi thơm nhè nhẹ dễ chịu của nước ép táo cô đặc lại sẽ khiến bé ăn hết miếng này tới miếng khác mà không chán!

Các mẹ muốn bé có được những món ăn ngon, lạ miệng mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng. Hôm nay, các mẹ hãy cùng vào bếp và thử chế biến món thịt heo sốt mận chua ngọt này nhé. Vị chua ngọt hấp dẫn cùng mùi thơm nhè nhẹ dễ chịu của nước ép táo cô đặc lại sẽ khiến bé ăn hết miếng này tới miếng khác mà không chán!
Nguyên liệu:
- 300gr thịt heo;
- 5-6 quả mận;
- 3 củ cà rốt nhỏ;
- 180ml nước ép táo;
- 1 củ hành khô;
- Muối, tiêu.
Cách làm:
- Thịt heo rửa sach, cắt miếng vuông quân cờ.
- Lăn thịt qua bát bột năng, rũ sạch bột thừa bám rồi để riêng.
- Cà rốt gọt vỏ, xắt khoanh dài khoảng 1cm.
- Mận bổ đôi, bỏ hạt.
- Làm nóng dầu trên chảo, cho thịt vào chiên vàng đều các cạnh. Việc lăn thịt qua bột trước có tác dụng giúp khi chiên và sau này khi đun thịt không bị ra nước, vẫn giữ được độ ngọt đặc trưng của thịt.
- Để thịt đã chiên vàng ra đĩa.
- Hành khô bóc vỏ, xắt lát mỏng. Làm nóng dầu ăn trong nồi, cho hành khô vào phi thơm. Thêm thịt đã chiên, mận và cà rốt vào trong nồi cùng chút muối tiêu đã đảo đều, khoảng 2 phút.
- Đổ nước táo vào nồi đun đến khi sôi thì bớt lửa, đun cho tới khi gần cạn nước, thịt mềm thì nêm nếm lại với muối, tiêu lần cuối là được.
Chúc các mẹ thành công!
 nguồn: http://vns360.vn

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Món Ngon Cho Bé - nha hang vns360

Đậu Hà Lan Chiên Xù – Món Ngon Của Bé!

Các bé thường không thích ăn rau củ, các mẹ hãy thay đổi thói quen này của bé với đậu Hà lan chiên xù giòn rụm bên ngoài và vị béo nguậy của phô mai bên trong nhé!

Các bé thường không thích ăn rau củ, các mẹ hãy thay đổi thói quen này của bé với đậu Hà lan chiên xù giòn rụm bên ngoài và vị béo nguậy của phô mai bên trong nhé!
Nguyên liệu:

- 200gr đậu Hà lan;
- 3 lòng đỏ trứng;
- 90gr bột chiên xù;
- 1 củ hành tây;
- 300gr phô mai Ricotta;
- 50gr phô mai Parmesan bào;
- 1 thìa cà phê bột nhục đậu khấu;
- 2 thìa súp dầu ô liu, muối, hạt tiêu;
- Bột chiên xù;
- 3 lòng trắng trứng.
Cách làm: 

- Bắc chảo chống dính lên bếp, cho hành tây đã xắt nhỏ vào đảo đều sau đó thêm đậu Hà Lan vào đun nhừ, thêm một chút muối cùng ít nước để không làm đậu bị cháy.
- Khi đậu đã mềm bạn múc đậu vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Phô mai Ricotta để ráo, thêm vào xay cùng đậu đến khi bạn được hỗn hợp đồng nhất.
- Cho đậu xay ra tô, thêm phô mai Parmesan bào, lòng đỏ trứng, bột chiên xù, bột nhục đậu khấu cùng chút muối và hạt tiêu rồi trộn đều.
- Nặn hỗn hợp thành từng viên nhỏ.
- Nhúng viên đậu vào bát đựng lòng trắng trứng.
- Sau đó lăn qua bột chiên xù.
- Làm nóng nhiều dầu trong chảo sâu lòng hoặc nồi chiên, khi dầu sôi bạn thả từng viên đậu vào chiên đến khi chúng chuyển sang màu vàng cánh gián thì gắp ra đĩa có sẵn giấy thấm dầu.
Món này phù hợp cho các bé ăn vào bữa xế buổi chiều hay để bé ăn cùng với cơm. Bạn nên cho bé ăn khi đậu còn ấm với xốt mayonnaise là ngon nhất nhé. Chúc các bạn thành công!
nguồn: http://vns360.vn

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Cùng nha hang vns360 làm kẹo ngon cho bé những ngày lạnh


vns360:mon ngon moi ngay - Kẹo dừa bọc chocolate hấp dẫn


Tôm rất tốt cho sự phát triển trí tuệ và thị lực cho trẻ. Vì thế hôm nay để đổi món mà không mất đi lượng dinh dưỡng trong thức ăn các mẹ hãy cùng làm món tôm nướng BBQ thơm ngon, đậm đà và có thể làm món ăn kèm với cơm.
1. Nguyên liệu:
- Xốt BBQ;
- 300gr tôm;
- 1 nhánh hành lá;
- 1 thìa cà phê hạt nêm, muối;
- 1 lòng trắng trứng gà;
- 3 tép tỏi.
2. Thực hiện:
- Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ chỉ trên lưng tôm, thấm khô, ướp chút muối trong 30 phút.
- Cho vào máy xay nhuyên với tỏi, hạt nêm hoặ dùng chày giã nhuyễn tôm.
- Trộn đều tôm với hành lá thái nhỏ, lòng trắng trứng, một thìa BBQ.
- Quét dầu vào khay nướng, nặn tôm thành viên tròn cho vào khay
- Khi tôm nướng khoảng 15p, quét thêm 1 lớp BBQ cho tôm khỏi bị khô.
- Tiếp tục nướng thêm 15 – 20p ở nhiệt độ 200 độ C đến khi tôm chin là được.
Mách nhỏ
Tôm nướng nên ăn kèm với sốt Mayonnaise sẽ tạo được vị béo nguậy, hấp dẫn cho bé.
Chúc các mẹ và bé thành công!
nguồn: http://vns360.vn

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Ẩm thực hà nội - Bánh Cuốn Thanh Trì


vns360:mon ngon moi ngay - Bánh Cuốn Thanh Trì Hà Nội
Làm bánh cuốn cũng khá công phu, bột tráng bánh phải chọn loại gạo ngon, xay mịn như nước, từng lá bánh được tráng trên khuôn vải căng chụp trên nồi nước sôi

 Thanh Trì có bánh cuốn ngon,
Có gò Ngũ nhạc, có con sông Hồng,
Thanh Trì cảnh đẹp, người đông,
Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.
Câu ca dao cổ trên phần nào đã cho thấy sự nổi tiếng và vị ngon độc đáo của món bánh cuốn Thanh Trì.
Làng cổ Thanh Trì trải dài 3 km dọc đê con sông Hồng ở phía Nam Hà Nội từ nhiều năm nay nổi tiểng với món bánh cuốn. Tên gọi bánh cuốn Thanh Trì dường như đã trở thành "thương hiệu" riêng cho món quà độc đáo này của người làng Thanh Trì cũng như của những người yêu Hà Nội.
Làm bánh cuốn cũng khá công phu, bột tráng bánh phải chọn loại gạo ngon, xay mịn như nước, từng lá bánh được tráng trên khuôn vải căng chụp trên nồi nước sôi. Mỗi lá bánh mỏng tang như tờ giấy, được thoa thêm một chút mỡ phi hành cho thơm. Khách ăn đến đâu, người bán khẽ bóc từng lá đến đấy như tách thứ lụa mỏng, mịn mỡ màng. Bánh cuốn không chỉ ngon và trông đẹp mắt, để thưởng thức trọn vẹn vị ngon của bánh cần có nước chấm. Nước chấm khéo pha với các loại nước mắm ngon, dấm nếp, thêm vài lát ớt tươi, giọt cà cuống và hành phi . Bánh có thể ăn kèm với chả quế, ruốc thịt, ruốc tôm hấp nóng trong một nồi nước.* Mỗi đĩa bánh cuốn Thanh Trì với mươi lá mỏng là đủ một bữa điểm tâm thanh cảnh mà ngon lành.
Hình ảnh những cô hàng bên thúng bánh cuốn đã trở thành hình ảnh thân quen với những người dân sinh sống tại Hà Nội. Chỉ là món quà quê dân dã nhưng bánh cuốn Thanh Trì đã thổi hồn cho ẩm thực Hà Nội, tinh tế mà thanh cao.
nguồn: http://vns360.vn

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Món ngon, hấp dẫn những ngày trời lạnh - nha hang vns360


MÓN NGON MỖI NGÀY: TÔM KHO CÙI DỪA

Món tôm với vị ngọt của tôm, thêm màu gạch tôm tạo màu và cùi dừa ăn giòn sần sật rất ngon.
Nguyên liệu:
        - 300g tôm sú
        - 1 miếng cùi dừa nhỏ
        - 50ml nước dừa tươi
        - Hành khô, muối, đường, nước mắm, hành lá.
Cách làm:
Chèn hình ảnh nếu có 
Tôm giữ nguyên vỏ, cắt bỏ chân và râu tôm, giữ lại gạch tôm (nếu có). Rửa tôm qua nước muối pha loãng, sau đó vớt ra rổ cho ráo nước.
Chèn hình ảnh nếu có 
Cùi dừa gọt vỏ lụa bên ngoài, thái lát vừa ăn
Chèn hình ảnh nếu có 
Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, (nếu dùng tôm không có gạch tôm bạn có thể thay dầu thực vật bằng dầu điều để tạo màu đẹp), phi hành khô thơm, đổ tôm và gạch tôm vào xào chín, thêm vào hai thìa nhỏ nước mắm, một thìa nhỏ đường, một thìa nhỏ muối, dùng đũa đảo đều
Chèn hình ảnh nếu có 
Tiếp tục cho cùi dừa vào kho cùng với tôm, đun lửa nhỏ, thỉnh thoảng châm vào một ít nước dừa tươi. Đảo nhẹ tay, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn
Chèn hình ảnh nếu có 
Đun từ 15-20 phút, tắt bếp rắc một ít hành lá thái nhỏ vào, múc ra đĩa dùng kèm với cơm trắng
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
theo: http://vns360.vn

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Món ngon mỗi ngày - Lạ, hấp dẫn với Vịt sốt vang


vns360:VỊT NẤU SỐT VANG

Vịt là món ăn đã rất quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, đã rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ vịt như:Vịt luộc, lẩu vịt, vịt om sấu..., nhưng với món vịt nấu sột vang sẽ mang lại cho chúng ta cảm giác mới lạ ngon miệng hơn.
Nguyên liệu:
Vịt béo: 1 con
Cà chua: 0,300 kg
Mỡ nước: 0,100 kg
Hành khô: 0,030 kg
Khoai tây: 0,300 kg
Hành hoa: 0,050 kg
Bột mì: 0,030 kg
Tỏi: 0,010 kg
Đường: 0,030 kg
Rượu trắng: 0,050 lít
Nước mắm, xì dầu, muối, húng lìu
Chèn hình ảnh nếu có 
Vịt nấu sốt vang 

Cách làm:
- Vịt làm sạch, chặt thành từng miếng bằng bao diêm. Ướp thịt với rượu 15 phút, sau đó rắc muối, tỏi (đã giã nát) và ít xì dầu ướp tiếp 15 phút rồi cho húng lìu vào trộn đều.
- Đường thắng nước hàng, khi có màu nâu đậm, cho một chén nước vào đun sôi thành nước màu, cho vào thịt đã tẩm ướp.
- Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái ngang thành lát dày 1cm, ngâm nước, rửa sạch, vớt ra để ráo. Cà chua rửa sạch cắt ngang quả, vắt bỏ hạt, thái lát. Hành khô bóc vỏ, đập giập. Hành hoa nhặt rửa sạch, đập giập, cắt khúc dài 6-7 cm.
- Cho mỡ vào chảo, đun nóng già, bỏ khoai tây vào rán vàng, vớt ra để sẵn. Cho hành khô vào phi thơm, vớt hành ra, tiếp tục cho thịt vịt vào áp chảo xém cạnh, trở đều 2 mặt rồi gắp ra.
- Cho cà chua vào xào chín nhuyễn, cho bột mì (đã hòa ít nước loãng) vào quấy đều, nêm mắm muối vừa ăn và trút nước ướp thịt vào đảo lẫn, đun sôi. Cho tiếp thịt vào, chế thêm 2 bát nước sôi, đậy vung đun 30 phút rồi bỏ khoai đã rán và hành phi vào, đun thêm 5-10 phút, cho hành hoa vào, hành chín tái là được. Múc món nấu ra đĩa to, nước vừa sền sệt, gắp hành hoa bày lên trên, ăn nóng.
Yêu cầu thành phẩm:
Thịt vịt chín mềm, róc xương, khoai chín bở, nước sốt sánh sền sệt có màu hồng cà chua, vị vừa ăn.

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

vns360:Món ngon mỗi ngày - Hấp dẫn dễ làm


MÓN NGON BA MIỀN: ĐÙI GÀ NƯỚNG GIÒN

Món đùi gà vẫn giòn rụm thơm ngon mà không béo ngấy. Đơn giản vì bạn không chiên chúng theo cách thông thường.hãy cùng Vns360.vn làm thử món ngon này để đổi khẩu vị cho gia đình thân yêu nhé!
Nguyên liệu: 

    - 250g sữa chua không đường.
    - 6 cái đùi gà (bạn cũng có thể dùng cánh hay lườn gà).
    - 3 tép tỏi, một ít rau mùi tây, một quả chanh vàng.
    - 1 nhúm muối, 6 lát bơ cỡ quân cờ, bột chiên xù hay vụn bánh mì khô.
Chèn hình ảnh nếu có 
Nguyên liệu
Cách làm:
Chèn hình ảnh nếu có 
Rửa sạch đùi gà, để ráo, ướp đều với muối
Chèn hình ảnh nếu có 
Đổ sữa chua vào tô. Băm nhỏ tỏi và rau mùi rồi trộn đều với sữa chua. Sau đó vắt nước cốt chanh vào hỗn hợp
Chèn hình ảnh nếu có 
Đổ bột chiên xù vào trong một tô khác. Nếu dùng vụn bánh mì, bạn nên trộn thêm chút muối
Chèn hình ảnh nếu có 
Nhúng đùi gà vào hỗn hợp sữa chua rồi tẩm bột chiên xù sao cho lớp bột chiên xù bám đều quanh đùi gà
Chèn hình ảnh nếu có 
Đặt đùi gà lên khay nướng, xếp bơ đã cắt lát lên
Chèn hình ảnh nếu có 
Phủ lên khay nướng một lớp giấy bạc và cho vào lò nướng ở 180 độ C trong khoảng 1 tiếng. Sau đó, bạn bỏ lớp giấy bạc rồi nướng thêm 15 phút nữa đến khi đùi gà có màu vàng đẹp là được
Chèn hình ảnh nếu có 
Bạn thích đùi gà chiên giòn nhưng đôi khi lại ngần ngại trước món khoái khẩu của mình chỉ vì chúng quá giàu năng lượng. Với cách chế biến trên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi lượng chất béo đã được cắt giảm hết mức có thể
Vns360.vn chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

vns360:Món ngon mỗi ngày - Hấp dẫn miễn chê


SUM HỌP GIA ĐÌNH VỚI MÓN GÀ QUAY THƠM NGON

Gà vàng óng, da bóng mượt giòn. Mùi thơm phức khi còn trong lò. Món gà quay tại nhà vừa ngon vừa rẻ mà lại hợp khẩu vị gia đình vì cách ướp có thể thêm hay bớt.
Nguyên liệu:
- 1 con gà khoảng 1,4 kg làm sạch.
- 1 muỗng canh bột ngũ vị hương.
- 1 muỗng canh mật ong.
- 1 muỗng cà phê đường.
- 1 muỗng cà phê muối.
- 1 muỗng canh tỏi ép nhuyễn.
- 1 muỗng canh dầu ăn.
- Tiêu, phẩm màu nếu thích.
- Vài cái hoa hồi và quế nhét vào bụng gà cho thơm.
Cách làm:
Chèn hình ảnh nếu có
- Trong một tô nhỏ trộn tất cả nguyên liệu ướp gà quậy cho tan.
- Cho gà ra rổ nấu nước sôi pha cùng chút muối chế lên mình gà cho da săn lại.
- Cho hoa hồi, quế vào bụng gà.
- Thoa đều hỗn hợp ướp gà lên mình, vào bụng cánh cho đều.
- Để cho gà thấm khoảng 30 phút hoặc qua đêm.
Chèn hình ảnh nếu có
- Bật lò nhiệt độ 200 ° C.
- Cho gà vào lò nướng khoảng 40 phút.
- Thỉnh thoảng mở lò thăm chừng và quét một lớp nước sốt còn dư lên mình gà.
- Gà chín cắt miếng vừa ăn.
- Ăn kèm rau sống, dưa leo, cà chua. Nước tương ớt.
Chèn hình ảnh nếu có 
Cho gà ra đĩa dùng nóng
Mách nhỏ:
- Khi nướng nên cho một khay nhỏ bên dưới lò để tránh văng mỡ khi gà đang nướng và giảm việc lau chùi lò.
- Các bạn có thể thêm muối, đường cho hợp khẩu vị gia đình nhé.
- Nếu muốn gà giòn da hơn thì bật lửa trên nướng thêm khoảng 3 phút.

Chúc các bạn ngon miệng bên gia đình yêu thương!
theo: http://vns360.vn

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

vns360:Cách làm các món ăn đơn giản, thơm ngon cho gia đình

NGỌT MÁT VỚI CANH BÍ ĐỎ THỊT BÒ BĂM

Bát canh nóng hổi với vị ngọt của bí và thịt nạc băm, điểm thêm mùi thơm của mùi tàu, bổ sung cho thực đơn nhà bạn món canh bổ dưỡng và ngon miệng trong mùa thu.
Nguyên liệu:
- 1 miếng bí đỏ vừa ăn khoảng 400g
- 200g thịt nạc băm
- Muối, hạt tiêu, đường, hành khô
- Vài nhánh mùi tàu và hành lá.
Cách làm:
Bước 1:
- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát vừa ăn.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 2:
- Hành lá, mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 3:
- Thịt nạc băm cho vào bát, thêm hành khô thái nhỏ, một ít hạt tiêu, một thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ đường, trộn đều, ướp trong vòng 15 phút.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 4:
- Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, phi hành khô thơm, cho thịt băm vào xào chín.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 5:
- Sau đó cho vào nồi canh khoảng hai bát con nước lọc, đun sôi và thả bí đỏ vào đun cùng. Đun đến khi bí mềm, nêm gia vị vừa ăn, tắt bếp, thêm mùi tàu và hành lá vào nồi canh.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 6:
- Múc ra bát lớn dùng làm món canh ăn với cơm.
Chèn hình ảnh nếu có 
Múc canh ra bát dùng nóng

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
theo: http://vns360.vn