Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Cùng vns360 làm món bò LAGU


vns360:MÓN NGON MỖI NGÀY - BÒ LAGU

Bò lagu nóng sốt ăn kèm với cơm hay bánh mỳ đều rất tuyệt nhất là vào ngày se lạnh.
Nguyên liệu:
- 450 gr thịt bò bắp hoặc nạm
- 1 củ hành khô
- 1 củ cà rốt
- 1 nhánh cần tây
- 15g nấm porcini (nếu có)
- 1 thanh quế
- 3 lá đinh hương
- Vài lá húng
- 3 tép tỏi to
- 1 thìa canh nước sốt cà chua
- 250ml/1 cốc rượu vang đỏ
- 400g cà chua
- 1 thìa canh mứt cam
- Rau mùi thái nhỏ
- Muối, tiêu
Cách làm:
Bước 1. Ngâm nấm vào 500ml nước ấm. Vớt ra để ráo, thái nhỏ.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 2. Băm nhỏ cà rốt, cần tây.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 3. Bóc vỏ, băm nhỏ hành.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 4. Bóc tỏi, băm nhỏ.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 5. Ướp thịt bò. Rửa sạch, để thịt bò ráo nước rồi ướp với muối, tiêu vừa ăn.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 6. Cho chảo lên bếp. Đổ vài giọt dầu ô liu. Bật bếp, cho miếng thịt bò lên, trở đều cho khô hai mặt. Khi hai mặt thịt đã chuyển màu nâu, chuyển thịt bò ra đĩa.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 7. Đổ nước nóng vào chảo.
Chèn hình ảnh nếu có
Bật bếp ở nhiệt độ trung bình. Cho thêm hành, cà rốt, cần tây, nấm, quế và đinh hương vào chảo. Đảo đều trong 5 – 10 phút.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 8. Cho vài nhánh húng và tỏi vào nấu thêm vài phút. Sau đó, đổ sốt cà chua vào. Đảo đều đến khi có một hỗn hợp quánh. Cho thêm thanh quế vào chảo.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 9. Đổ rượu vang vào chảo. Hạ nhiệt độ, đảo đều. Thêm nước sốt cà chua. Sau vài phút, đổ toàn bộ hỗn hợp đó vào một chiếc nồi lớn. Cho nồi lên bếp, đun lửa nhỏ trong 15 – 20 phút.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 10. Cho thịt bò vào nồi.
Chèn hình ảnh nếu có
Bước 11. Nêm thêm muối, tiêu, sốt cam…Rắc thêm rau mùi và lấy ra thưởng thức với bánh mỳ, khoai tây.
Chèn hình ảnh nếu có 
Chèn hình ảnh nếu có 
Chèn hình ảnh nếu có
Cho ra đĩa và thưởng thức

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Thực đơn hàng ngày cho bé - nha hang vns360



Món ngon cho bé

- Thực đơn mỗi ngày cho bé

Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, dinh dưỡng là đặc biệt quan trọng vì đây là giai đoạn cơ thể bé bắt đầu làm quen với từng loại khẩu vị hình thành nên sức đề kháng ban đầu. Vì thế việc bổ sung dinh dưỡng, cũng như thường xuyên đổi thực đơn cho bé là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng chú ý tới điều đó. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi hợp lý.

Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, dinh dưỡng là đặc biệt quan trọng vì đây là giai đoạn cơ thể bé bắt đầu làm quen 
với từng loại khẩu vị hình thành nên sức đề kháng ban đầu. Vì thế việc bổ sung dinh dưỡng, cũng như thường
 xuyên đổi thực đơn cho bé là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng chú ý tới điều đó. Hôm nay,
 chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi hợp lý.
Không phải bà mẹ nào cũng hiểu chính xác những vấn đề dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi. Có nhiều vấn đề các mẹ
 cho là hợp lý, nhưng thực ra đó lại là điều không nên. Dưới đây là những sai lầm thường gặp mà các mẹ nên tránh,
 nhằm nuôi dưỡng con khỏe mạnh hơn.
1. Cho bé uống sữa bò
Sữa bò tươi có chứa một lượng lớn protein, nguyên nhân gây cảm giác đầy bụng ở trẻ. Hơn nữa, dạ dày của trẻ
 cũng không thể tiêu hoá do thiếu enzim thẩm thấu.Ngoài ra, hàm lượng protein quá cao có thể làm tăng nguy
cơ mắc tiểu đường nếu trong gia đình có “tiền sử” mắc bệnh tiểu đường.Vậy nên tốt nhất là cho trẻ uống sữa
bò khi bé được 1 tuổi trở lên.
2. Chọn sai thời điểm cho bé ăn dặm:
Thật sai lầm khi cho bé ăn bổ sung quá sớm. Có bé mới 3-4 tháng tuổi đã tập ăn bột, ăn nước cháo dẫn đến
rối loạn tiêu hóa và hậu quả là suy dinh dưỡng Ngược lại, một số trẻ trên 6 tháng tuổi mà chưa được tập ăn
dặm cũng chậm tăng cân, vì sữa không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của trẻ.
3. Trộn bột với sữa:
Nhiều bà mẹ có thói quen trộn bột với sữa cho trẻ ăn, việc này là không nên. Nếu trộn thêm bột hay bất kỳ thực
phẩm nào khác vào sẽ làm thay đổi công thức tối ưu của sữa. Sữa đặc hơn sẽ làm trẻ dễ sình bụng, khó tiêu,
tăng "gánh nặng" cho thận, vì hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu.
Tốt nhất, mẹ chỉ nên pha sữa bột với nước sôi khoảng 60 độ C, theo đúng tỉ lệ ghi trong hướng dẫn sử dụng,
pha đặc hơn sẽ gây khó tiêu, pha loãng lại không đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
4. Cho trẻ ăn dặm không đúng:
Ăn quá ít hay quá nhiều đều không tốt như nhau. Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, các bà mẹ cần chú ý:
Cho bé ăn từ ít đến nhiều: Từ vài muỗng bột/ngày tăng dần đến 1/2 chén rồi đến 1 chén/ngày. Từ một lần
bột/ngày lúc bé 4-5 tháng tuổi đến 2 lần bột/ ngày lúc bé 6 – 7 tháng tuổi.
Cho bé ăn từ loãng đến đặc: Từ loãng như nước cơm rồi đặc dần, sau đó sẽ là bột đặc.
Cho bé ăn từ đơn giản đến phức tạp: Đầu tiên pha bột gạo với nước rau; sau đó thêm nước thịt, rồi thêm
dầu ăn và sau đó ăn luôn cả xác rau, thịt.
5. Uống quá nhiều nước ép hoa quả:
Bé dưới 1 tuổi nếu uống quá nhiều nước ép hoa quả sẽ không hấp thu được đủ sữa mẹ, sữa bột, thức ăn dặm
 giàu dinh dưỡng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Thêm vào đó, một vài trẻ hấp thu quá nhiều khối lượng nước
ép hoa quả sẽ có thể bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy.
Nước hoa quả tham gia vào một phần sức khỏe của bé. Bé sau 6 tháng tuổi có thể được thử dùng nước hoa
quả trong bữa ăn của mình. Bắt đầu với một lượng nhỏ khoảng 1-2 ounce/ngày (1ounce = 28.35g). Khi bé lớn
hơn một chút có thể cho bé uống 4 ounce/ngày. Nước hoa quả cần được ép từ thực phẩm tươi ngon, sạch.
Không nên cho trẻ uống nước hoa quả công nghiệp hoặc quá ngọt như sô đa chẳng hạn.
6. Cho bé ăn cơm sớm để mau cứng cáp:
Hoàn toàn sai khi nghĩ rằng ăn cơm sớm giúp bé mau cứng cáp, vì lứa tuổi này, bé chỉ có vài cái răng cửa
(dùng để cắn chứ không phải để nhai). Do đó, cho trẻ ăn cơm sớm, trẻ chỉ nuốt chửng làm cho thức ăn khó
tiêu hóa và chậm hấp thu, khiến bé chậm tăng cân. Nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm như cháo, nui, bột đặc,
 phở, bún…
7. Không cho bé ăn dầu:
Trong mỗi bát cháo, hoặc bột của bé nên cho thêm 1-2 muỗng cà phê dầu ăn, dầu mè càng tốt. Tuy số lượng
dầu không nhiều, nhưng nó mang đến nhiều năng lượng cho bé. Để cho bé quen dần, các bà mẹ nên cho từ
ít đến nhiều, bắt đầu từ vài giọt, sau tăng dần đến 2 muỗng trong mỗi bữa ăn. Khả năng tiêu hóa chất béo của
bé rất cao, ngay trong sữa mẹ cũng đã có tới 50% năng lượng được cung cấp từ chất béo. Ngoài ra, dầu ăn
còn là chất cần thiết để hấp thu vitamin A, D…
8. Cho bé ăn mật ong:
Khi bé quá 12 tháng tuổi, bạn mới được cho bé ăn mật ong khi cần thiết. Mật ong có thể chứa mầm mống
bệnh gây nguy hiểm cho bé. Thậm chí một lượng nhỏ mật ong có thể gây ra nhiều chuyện rồi. Vì thế, bạn
nên cẩn thận khi sử dụng.
9. Ngậm thìa của bé khi cho bé ăn:
Nhiều bà mẹ trước khi bón bột, đồ ăn cho con thường cho thìa vào miệng mình trước để “vun đều” hay làm
sạch những thức bám xung quanh. Nhưng nếu làm thế, chính bạn sẽ là nguồn truyền bệnh sâu răng cho bé.
Trước hết, bạn cần phải giữ vệ sinh răng miệng cho chính mình, bằng cách đi khám đều đặn, đánh răng và
dùng chỉ nha khoa hằng ngày, nếu dùng kẹo cao su thì nên chọn loại không có đường. Ngoài ra, khi cho
con ăn, tốt nhất, bạn đừng cho thìa của bé vào miệng mình, trừ phi thức ăn ấy đòi hỏi phải được nếm trước.
10. Bổ sung rau tươi và chín cho bé:
Rau tươi và quả chín rất cần thiết cho sức khỏe của trẻ em, điều quan trọng là ta biết cách cho trẻ ăn sao
cho phù hợp với từng lứa tuổi.
- Với trẻ dưới 4-6 tháng tuổi sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất, sữa mẹ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể
chất và tinh thần, giúp trẻ tránh được một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, cúm, ho gà…
- Trẻ 4-6 tháng tuổi bắt đầu ăn sam. Thức ăn tốt nhất là thức ăn hỗn hợp gồm bột, thịt, cá, trứng, rau và quả.
Ngoài các quả chín lứa tuổi này cần ăn thêm rau để vừa bổ sung thêm vitamin, vừa cân bằng tỷ lệ Ca/P của
 thức ăn sam.
- Trẻ từ 5-10 tháng tuổi, ăn 3 bữa sữa và 2 bữa bột. Nên dùng nước rau luộc để nấu bột (với thịt, cá, trứng…
 nghiền nhỏ), mỗi bữa bột nấu với 200ml nước rau (luộc 50g rau lấy 200ml nước). Cũng có thể cho 5-10g
rau nghiền thật nát với bột. Nước rau là nguồn cung cấp đáng kể vitamin và muối khoáng vì các chất này tan
một phần trong nước.
Về quả, cho trẻ uống 5-10 thìa cà phê nước quả ép và cho ăn thêm quả nghiền nát.
- Từ 10-16 tháng tuổi, trẻ có thể ăn hai bữa sữa, hai bữa cháo (mới đầu loãng sau đặc dần) và một bữa quả
(sau ngủ trưa). Thường ta cho trẻ ăn chuối tiêu, vừa cho vitamin, vừa cho nhiệt lượng. Nhưng chuối tiêu ít
vitamin C (6mg%) nên trong ngày cần cho trẻ ăn thêm vài thìa cà phê nước cam, nước bưởi.
- Một điều nữa cần chú ý là trẻ 6 tháng lượng sắt trong sữa mẹ không còn đủ cho nhu cầu tạo huyết của trẻ nữa,
vì thế cần cho trẻ ăn thêm các loại rau có nhiều chất sắt, như rau muống, bí đỏ, cà chua, cà rốt, bắp cải…
Tốt nhất là hỗn hợp rau hoặc thay đổi rau từng bữa.